Các chỉ báo giao dịch hỗ trợ và kháng cự

Các chỉ báo giao dịch hỗ trợ và kháng cự
TabTrader Team
TabTrader Team
Thời gian đọc là 7 phút
Ngày xuất bản là

Hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự là chỉ mức giá trên biểu đồ tài chính tại đó xu hướng được dự đoán sẽ tạm dừng hoặc di chuyển theo hướng ngược lại do sự va chạm của lực cung và cầu.

Khái niệm hỗ trợ và kháng cự được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để dự đoán động lực giá trong tương lai của tài sản và xác định điểm vào hoặc ra hợp lý khi giao dịch.

Giá tài sản vượt qua mức hỗ trợ hoặc kháng cự được xác định trước dẫn đến việc hình thành một mức mới.

13-suppresis-1.png

Mức hỗ trợ

Mức giá hỗ trợ xuất hiện trong một xu hướng giảm khi sự giảm giá bị dừng bởi một mối quan tâm mua. Khi giá tài sản giảm, nhu cầu bắt đầu tăng lên, tạo ra một đường hỗ trợ.

Mức kháng cự

Mức kháng cự là giá trị trên biểu đồ mà trên đó giá không thể di chuyển do áp lực bán. Khi một tài sản trong một xu hướng tăng đối diện với mối quan tâm bán tăng lên, một đường kháng cự được hình thành.

Nguyên tắc phân cực

Theo nguyên tắc phân cực, nếu mức hỗ trợ hay kháng cự bị phá vỡ thì rất có thể sẽ đảo ngược vai trò của nó. Một khi vượt qua, mức kháng cự cũ sẽ biến thành sàn cho xu hướng giảm tiếp theo. Mức hỗ trợ bị phá vỡ sẽ đóng vai trò là trần của để có thể tiếp tục di chuyển giá tăng lên. Nguyên tắc phân cực được sinh ra do sự dịch chuyển của cung và cầu.

13-suppresis-2.png

Tâm lý hỗ trợ và kháng cự

Mức hỗ trợ và kháng cự xác định các điểm giá trên biểu đồ mà giá không có khả năng di chuyển tại thời điểm hiện tại. Chúng được quyết định phần lớn bởi tâm lý thị trường và hoạt động phù hộp với tâm lý con người. Các nhà giao dịch có xu hướng vừa nhớ trạng thái trong quá khứ của thị trường vừa thích ứng với các điều kiện thay đổi của nó.

Trong thị trường tài chính thường có ba loại người tham gia tại bất ký mức giá nào: Nhà giao dịch ở vị thế dài hạn, nhà giao dịch ở vị thế ngắn hạn và nhà giao dịch chưa xác định vào một vị thế. Bảng sau cho thấy áp lực mua và bán được hình thành ở mức hỗ trợ hoặc kháng cự tương ứng.

Giá tăng từ mức hỗ trợ (áp lực mua) Giá giảm qua mức hỗ trợ, hỗ trợ trở thành kháng cự (áp lực bán)
Nhà giao dịch ở vị thế dài hạn Dự đoán giá trở lại để mua thêm Đợi giá leo trở lại lên trên mức hỗ trợ (mức kháng cự mới) để bán bù lỗ
Nhà giao dịch ở vị thế ngắn hạn Tìm một mức hỗ trợ như một điểm thoát ra tại đó họ sẽ "mua để bù đắp" đế giảm tối thiểu mức thua lỗ. Dự đoán giá trở lại để thêm vị thế của họ (bán khống)
Nhà giao dịch chưa quyết định Mong đợi giá trở lại để mua vào khi họ thấy khả năng đầu tư sinh lời đã được chứng minh. Dự đoán giá phục hồi để tham gia vào vị thế ngắn hạn với giả định nó có thể giảm hơn nữa sau này.

Ví dụ kháng cự trở thành hỗ trợ

Vào tháng 12 năm 2021 Stellar (XLM) đã có mức hỗ trợ gần 0,25$ và được giữ trong khoảng sáu tháng. XLM/USD bước vào xu hướng giảm vào ngày 13 tháng 1 2022 và chạm mức thấp 0,16$ vào 22 tháng 1 2022. Từng là mức hỗ trợ cũ bị phá vỡ đã trở thành mức kháng cự.

13-suppresis-3.png

Ví dụ hỗ trợ trở thành kháng cự

Vào tháng 2 năm 2021 Cardano (ADA) có mức kháng cự trong khoảng 1,40$. Trong khi giá tăng vào tháng 3 2021 ADA/USD không tăng đáng kể trên mức này. Vào đầu tháng năm mức kháng cự đã bị phá vỡ, và vào ngày 16 tháng 5 cặp này đã đạt 2,40$. Trong trường hợp này, mức kháng cự cũ của ADA/USD trở thành mức hỗ trợ mới.

13-suppresis-4.png

Cách dùng các chỉ báo hỗ trợ và kháng cự

Chỉ báo hỗ trợ và kháng cự được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để xác định điểm mà xu hướng giá hiện tại được hy vọng sẽ dừng lại hoặc quay đầu.

Một đường trung bình động (MA) cho thấy hành động giá cho một khoảng thời gian cụ thể. Các đường trung bình động cho các khoảng thời gian khác nhau có thể được sử dụng để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự ngắn hạn và dài hạn.

Thoái lui Fibonancci là chỉ báo hỗ trợ và kháng cự được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật. Họ lấy hai điểm cực trên biểu đồ và chia khoảng cách dọc giữa chúng thành tỷ lệ Fibonacci chính: 23,6%, 38,2%, 50%, 60,8% và 100%. Với mỗi mức, một đường nằm ngang được vẽ, biểu thi các mức hỗ trợ và kháng cự có thể có.

FAQ về hỗ trợ và kháng cự

Điểm khác biệt giữa hỗ trợ và kháng cự?

Mức hỗ trợ xuát hiện trong xu hướng giảm và cho biết giá mà xu hướng giảm sẽ tạm dừng do sự tập trung của nhu cầu. Mức kháng cự xuất hiện trong xu hướng tăng và cho thấy giới hạn trên mà giá tài sản khó mà di chuyển do áp lực bán.

Chiến lược hỗ trợ và kháng cự là gì?

Chiến lược hỗ trợ và kháng cự là một phương pháp phân tích biểu đồ được thiết lập để xác định điểm vào hoặc ra tốt nhất cho nhà giao dịch

Hỗ trợ và kháng cự có thực sự hoạt động?

Xác định hỗ trợ và kháng cự là một cách hiệu quả để dự đoán hướng đi của thị trường. Mức hỗ trợ và kháng cự xác định tại thời điểm đó lực cung và cầu gặp nhau.

Bạn muốn bắt đầu giao dịch tiền điện tử?

Thử TabTrader trên điện thoại hoặc WEB!

google-playapp-storeweb-app