Đường xu hướng là gì ?
Đường xu hướng là một tính năng của đồ thị được sử dụng để xác định hướng và quỹ đạo và quỹ đạo tổng thể của giá một tài sản.
Định nghĩa đường xu hướng
Đường xu hướng là một trong những khía cạnh cơ bản nhất của phân tích tài chính. Sử dụng một đường hoặc một cặp đường đơn giản trên một biểu đồ - gọi là "đường xu hướng"- các nhà giao dịch có thể xem liệu tài sản đang trong một xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm và xu hướng đó mạnh đến mức nào.
Nó hiển thị gì?
Đường xu hướng đáp ứng nhiều chức năng và được sử dụng rộng rãi bởi các nhà giao dịch để phân tích biểu hiện giá. Những chức năng này bao gồm hiển thị cho nhà giao dịch thấy liệu một tài sản đang trong xu hướng tăng hay xu hướng giảm, và xu hướng đó mạnh đến mức nào.
Đường xu hướng có thể được sử dụng riêng hoặc sử dụng cùng với nhiều đường khác để tạo thành một hoặc nhiều 'kênh' hiển thị liệu hành động giá tại một thời điểm cụ thể ít hay nhiều là điển hình của tổng quan tài sản. Kênh cũng nêu bật mức hỗ trợ và kháng cự có thể có trên biểu đồ liên quan.
Chúng có thể được sử dụng thế nào trong giao dịch
Sử dụng thông tin này, các nhà giao dịch có thể quyết định liệu có vào hoặc ra một vị thế tại một mức giá cụ thể hay không. Họ cũng có thể hiểu rõ hơn rủi ro liên quan đến việc làm vậy từ góc nhìn của lợi nhuận và thua lỗ, cả đã nhận ra hoặc chưa thực hiện.
Ví dụ, nếu một người sử dụng hai đường xu hướng để tại một kênh và nhận thấy giá giao ngay ở ngoài kênh đó, họ có thể quyết định có bán (nếu đường xu hướng trên bị phá vỡ) hoặc giữ vị thế đó (nếu đường xu hướng dưới cùng bị phá vỡ).
Đường xu hướng cung cấp bối cảnh cho biểu đồ và có thể hữu dụng trên cả khung thời gian ngắn và dài.
Ví dụ đường xu hướng
Sau đây là tất cả ví dụ của đường xu hướng tuyến tính - loại thường được sử dụng bởi các nhà giao dịch.
Đường xu hướng tăng
Đưới đây là biểu đồ nến 1 ngày hiển thị BTC/USD trên ứng dụng Tabtrader. Cặp tiền đang tăng, nhưng nhà giao dịch muốn biết xu hướng đó mạnh đến mức nào và ý nghĩa của mức thấp và mức cao hàng ngày.
Nhà giao dịch xác định mức thấp bên ngoài, được gọi là đáy giao động (được đánh dấu bằng đáy nến) và kết hợp với một đường xu hướng. Kết quả là một đường dốc lên trên, gọi là đường xu hướng tăng, và xác nhận rõ ràng xu hướng tăng của cặp BTC/USD.
Đường xu hướng
Đường xu hướng giảm hoạt động đối lập với đường xu hướng tăng và xác định mức độ mà một tài sản đang có xu hướng giảm.
Một nhà giao dịch nhận thấy BTC/USD đã mất giá và vạch ra đường xu hướng giảm trên nến hàng ngày, lần này xác định mức cao nhất thay vì mức thấp nhất.
Xác thực đường xu hướng
Không phải tất cả đường xu hướng đều được tạo ra giống nhau. Có thể vẽ bất kỳ đường nào trên bất kỳ biểu đồ nào, nhưng tính hữu dụng của nó hoàn toàn phụ thuộc vào kiến thức của nhà giao dịch.
Từ đó xuất hiện chủ đề xác nhận đường xu hướng. Đường xu hướng chỉ hữu dụng nếu nó cung cấp thông tin chi tiết thực sự và ""hợp lệ"" là chìa khóa để cung cấp điều đó.
Ví dụ, các đường xu hướng hợp lệ cần bao gồm ba sống cao và thấp và tương tác với chúng (như thể hiện với ví dụ bên trên).
Thị trường biến động mạnh có thể khiến việc vẽ các đường xu hướng hợp lệ trở nên khó khăn hơn, và một tài sản không ổn định và dễ bay hơi có thể thường xuyên vi phạm ngay cả đường xu hướng tốt nhất hoặc thoát ra khỏi đường xu hướng tăng hoặc giảm.
Đường xu hướng nội bộ
Sự biến động nói trên có thể được vẽ ra các đường xu hướng trở nên bất khả thi với các tài sản biến động như tiền điện tử.
Một cách giải quyết vấn đề này là sử dụng cái gọi là đường xu hướng nội bộ. Chúng cũng tìm cách xác định xu hướng tăng hay giảm và các điểm mua điểm bán tiềm năng, nhưng không bao giờ bao gồm mức cao mức thấp.
Thay vào đó, đường xu hướng nội bộ có thể cắt ngang qua một số nến trên biểu đồ nếu đây là những điểm cực đoan trong hoạt động giá tổng quan của tài sản.
Trên biểu đồ nến 1 giờ của Dogecoin (DOGE/USD) từ sàn Bitfinex bên dưới, xu hướng tăng tổng thể được hiển thị. Một đường xu hướng nội bộ làm nổi bật mức dao động thấp không phù hợp với xu hướng và tạo ra điểm bất thường trong bối cảnh xu hướng rộng lớn.
Phân tích kỹ thuật đường xu hướng
Là một trong những công cụ phân tích cơ bản nhất, đường xu hướng có rất nhiều tính năng trong các môi trường giao dịch.
Có một lí do tốt cho việc này - đường xu hướng cho phép các nhà giao dịch tập hợp các thông tin quan trọng về một tài sản trong nháy mắt.
Người ta có thể xác định ngay một tài sản nhất định đang trong xu hướng tăng hay giảm bằng cách nhìn vào độ dốc của đường xu hướng. Độ dốc đó sắc như thế nào cung cấp một cái nhìn sâu sắc về sức mạnh của xu hướng tăng hay giảm.
Không chỉ vậy, các nhà giao dịch có thể sử dụng thông tin đó cùng nhau với các công cụ phân tích kỹ thuật khác để đánh giá mức độ bền vững của xu hướng đó. Ví dụ một xu hướng tăng mạnh không nhất thiết ám chỉ tỷ lệ dễ vào và rủi ro,lợi nhuận.
Bên cạnh xu hướng giá, đường xu hướng có thể được sử dụng để đánh giá khi nào vào hoặc thoát ra một tài sản.
Như đã mô tả bên trên, cách vẽ một đường xu hướng có nghĩa là các cực đoan trong hành động giá - dao động mức thấp trên một xu hướng tăng và dao động cao trên một xu hướng giảm - trong một thời điểm cụ thể trở nên rõ ràng hơn.
Sau đó các nhà giao dịch sử dụng dữ liệu để đánh giá các cơ hội vào hoặc ra có thể sảy ra trong tương lai - Nếu giá chạm vào đường xu hướng một lần nữa, nó có khả năng ở mức kháng cự hoặc hỗ trợ.
Tuy nhiên không phải tất cả các tài sản hoạt động theo mô hình xác định và sự biến động có thể khiến việc mua, bán và bảo vệ lợi nhuận trở lên khó khăn hơn. Tuy nhiên đường xu hướng có thể đối phó với một loạt các hành vi tài sản, bất kể khung thời gian nào.
Ví dụ: nhờ đường xu hướng nội bộ, các bất thường trong biểu hiện giá có thể loại trừ và các nhà giao dịch vẫn có thể đánh giá xu hướng tổng thể, cùng với các điểm vào và ra tin cậy.
Điều gì xảy ra nếu hoàn cảnh thay đổi hoàn toàn ? Biểu đồ với các đường xu hướng được đặt đúng chỗ cũng biểu thị khi một tài sản thoát ra khỏi mô hình giá cao và mức giá thấp trước.
Phân tích bổ sung về các mức hỗ trợ và kháng cự, cùng với dữ liệu sổ đặt hàng, do đó có thể đưa ra ý tưởng về một tài sản lên mua hay bán, ngay cả khi nó đã vượt qua đường xu hướng và tiếp tục hành động bên ngoài nó - bên cạnh biến động cao hay thấp của nó.
Tuy nhiên, với bất kỳ công cụ giao dịch nào, sử dụng đường xu hướng đi kèm cụm từ cảnh báo. Mọi thứ phụ thuộc vào độ chính xác mà một đường hoặc hoặc một kênh được vẽ trên biểu đồ - ví dụ nếu người giao dịch không thể xác định mức thấp hoặc mức cao phù hợp, toàn bộ đường xu hướng không đúng vị trí.
Điều này có ý nghĩa đối với các kỳ vọng về giá và có thể dẫn đến việc người giao dịch chờ đợi giá mua hoặc giá bán không bao giờ tới, do đó hoàn toàn bỏ lỡ giao dịch. Kết quả thậm chí có thể gây bất lợi hơn cho chiến lược giao dịch nếu đường xu hướng hoặc kênh không chính xác với để kết hợp với lệnh mua và lệnh bán trên sàn giao dịch. Nếu nhà giao dịch nhập một mục tiêu giá sai lầm và các lệnh đó sẽ không bao giờ khớp, thua lỗ hoặc bỏ lỡ lợi nhuận có thể rất đáng kể.
FAQ Đường xu hướng
Các đường xu hướng có nghĩa là gì
Đường xu hướng đề cập đến các tính năng biểu đồ theo dõi xu thế tổng thể tài sản. Chúng xuất hiện dưới dạng một đường thẳng trên hoặc dưới dữ liệu hành động giá (nến).
Đường xu hướng sử dụng cho ?
Đường xu hướng được sử dụng để xác định xem tài sản ở dạng xu hướng tăng hay giảm. Chúng cũng cung cấp thông tin chi tiết về việc tài sản đó là mua hay bán ở một mức giá cụ thể và liệu nhà giao dịch nên chọn mua hay bán ở một mức giá cụ thể trong tương lai.
Đường xu hướng trong cổ phiếu là gì?
Đường xu hướng thực hiện cùng một chức năng trên các loại tài sản khác nhau. Cổ phiếu cũng không khác nhau, cho phép các nhà giao dịch thông báo chiến lược giao dịch của họ cho phù hợp. Đường xu hướng cũng có thể hiển thị trên biểu đồ chỉ số chứng khoán (ví dụ: S&P 500) và hữu ích trong việc theo dõi các bất thường trong lịch sử lâu hơn khung thời gian.
Đường xu hướng có thể dự đoán giá thị trường trong tương lai không?
Đường xu hướng không tự đưa ra dự đoán; nó cung cấp ý tưởng về vị trí của tài sản và nơi mua / bán có thể sẽ có lợi cho nhà giao dịch (tùy thuộc vào chiến lược của họ). Dữ liệu đường xu hướng có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của người giao dịch vẽ chúng trên một biểu đồ nhất định.