Hướng dẫn cho người mới bắt đầu về tài chính phi tập trung
Defi dân chủ hóa tài chính. nó là một phong trào nhằm tạo ra một hệ thống tài chính mở và phi tập trung cho phép bất kỳ ai, bất kể vị trí địa lý nào hoặc tình trạng kinh tế xã hội của họ, tiếp cận với nhiều loại sản phẩm dịch vụ và công cụ tài chính. Tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm về Defi.
Tài chính phi tập trung (Defi) là gì?
DeFi (Tài chính phi tập trung) là một thuật ngữ chung cho các ứng dụng tài chính được xây dựng trên các mạng blockchain. Mục tiêu chính của DeFi là cung cấp một giải pháp thay thế cởi mở, minh bạch, và toàn diện hơn hệ thống tài chính truyền thống.
Các ứng dụng DeFi bao gồm từ các sàn giao dịch phi tập trung và các nền tảng cho vay đến các công cụ tổng hợp giao dịch và stablecoin.
Các ứng dụng DeFi hoạt động thế nào?
Logic cho các ứng dụng DeFi được xây dựng bằng hợp đồng thông minh - các đoạn mã tự thực thi chạy trên một blockchain. Vì các blockchain là các mạng máy tính phân tán được bảo mật bằng mã và có thể xem công khai, nên các quy tắc được mã hóa trong hợp đồng thông minh là bất biến và minh bạch. Điều này cho phép nhà phát triển tạo các giao thức tài chính độc lập với bất kỳ cơ quan trung gian bên thứ ba nào và có thể tự động hóa các tương tác tài chính phức tạp một cách an toàn.
DeFi và tài chính tập trung
Trong tài chính tập trung (CeFi), các quy tắc chi phối sự tương tác của người dùng với tiền của họ được thiết lập bởi các trung gian tập trung như ngân hàng. Do đó, người dùng CeFi thường không có toàn quyền với tiền của họ, và an ninh tài chính của họ phụ thuộc vào độ tin cậy của tổ chức tập trung mà họ đang sử dụng.
Mặt khác trong DeFi, logic cho các dịch vụ tài chính được mã hóa thành các hợp đồng thông minh, hợp đồng này thực thi các thỏa thuận giữa các bên một cách minh bạch và hoàn toàn không cần tin cậy.
Tại sao DeFi sẽ cách mạng hóa nền tài chính?
Đây là một vài lí do mà tại sao DeFi có khả năng cách mạng hóa nền tài chính:
Khả năng truy cập: Bất kỳ ai có kết nối internet có thể truy cập DeFi, cho nên không ai bị cấm sử dụng các dịch vụ tài chính phi tập trung dựa trên vị trí hoặc tình trạng kinh tế của họ.
Phí thấp hơn: Giao thức DeFi thường rẻ hơn nhiều so với dịch vụ tài chính truyền thống vì do chúng tự động hóa và không yêu cầu lao động thủ công.
Quyền tự chủ: Vì các giao thức tài chính phi tập trung không được sở hữu hoặc thao túng bởi bất kỳ thực thể đơn lẻ nào, chúng có khả năng chống thao túng hoặc kiểm duyệt cao hơn các nền tảng tập trung.
Minh bạch: Tất cả giao thức DeFi có mã nguồn mở, nghĩa là bất kỳ ai có thể kiểm duyệt mã và xem chúng hoạt động thế nào.
Bảo mật: Tất cả giao dịch trong Defi được bảo mật bằng mật mã khiến chúng cự kỳ khó bị giả mạo.
Thành phần DeFi
Stablecoins
Vì DeFi đang xây dựng một hệ sinh thái các dịch vụ tài chính nhằm mục đích có thể thực hiện các tính năng tương tự tài chính truyền thống, nên có cần một tài sản ổn định để sử dụng làm phương tiện trao đổi và lưu trữ giá trị. Stablecoin làm được điều đó. Chúng là một loại tiền điện tử được thiết kế để duy trì giá trị ổn định so với một loại tiền fiat cụ thể, như đô la Mỹ. DAI là một ví dụ điển hình của một stablecoin phi tập trung. Tìm hiểu thêm về cách stablecoin hoạt động trong bài viết của học viện TabTrader.
Sàn giao dịch phi tập trung (DEXs)
Các sàn giao dịch phi tập trung hoạt động tương tự như các sàn tập trung và truyền thống ở chỗ chúng cho phép người dùng mua và bán giá trị. Tuy nhiên, vì sàn giao dịch phi tập trung được vận hành bằng hợp đồng thông minh thay vì các tổ chức tập trung, chúng cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát tốt hơn với tiền của họ và tăng quyền riêng tư. Chúng không yêu cầu khác hàng của chúng gửi thông tin cá nhân và không quản lý tiền của họ. Một số sàn giao dịch phi tập trung nổi tiếng bao gồm Uniswap, Pancake, và dYdX.
Các nền tảng cho vay
Các nền tảng cho vay phi tập trung là các ứng dụng cho phép người dùng vay và cho vay tiền điện tử và các tài sản kỹ thuật số khác qua mạng lưới phi tập trung. So với các nền tảng cho vay tập trung, chúng có thể mang lại lợi nhuận cao hơn cho người cho vay và các điều khoản tốt hơn cho người đi vay, chưa kể đến tính bảo mật và quyền riêng tư cao hơn.
Aave, Compound, và Maker là những giao thức cho vay phi tập trung phổ biến trong ngành. Xem bài viết của chúng tôi về cho vay tiền điện tử để tìm hiểu thêm về các nền tảng cho vay tập trung và phi tập trung.
Bộ tổng hợp và ví
Bộ tổng hợp và ví là những thành phần thiết yếu trong hệ sinh thái DeFi. Bộ tổng hợp cung cấp cho người dùng một điểm truy cập duy nhất vào nhiều giao thức tài chính phi tập trung, trong khi ví cung cấp một cách tiện lợi và bảo mật để lưu trữ và quản lý tiền điện tử. Metamask và Trust Wallet là một trong số những ví phổ biến trong không gian DeFi. Các công cụ tổng hợp DeFi phổ biến bao gồm 1inch và Zapper.
Oracle trong chuỗi khối
Blockchain trong chuỗi khối là giao thức cung cấp cho ứng dụng DeFi dữ liệu trong thế giới thực như giá cổ phiếu, thời tiết, v.v. Dữ liệu này sau đó được sử dụng để kích hoạt các sự kiện nhất định trong ứng dụng DeFi, từ đó cho phép chúng tương tác với thế giới bên ngoài. Oracle tập trung sử dụng nguồn dữ liệu duy nhất, trong khi oracle phi tập trung được cung cấp bởi một mạng lưới các nút được khuyến khích cung cấp các dữ liệu chính xác. Chainlink là một trong số những mạng lưới oracle phi tập trung phổ biến. Để biết thêm thông tin về oracle trong blockchain, hãy xem bài viết của chúng tôi.
Đầu tư vào DeFi có an toàn không?
Đầu tư vào DeFi có thể là một cách tuyệt vời để tiếp cận các cơ hội tài chính mới trong không gian tiền điện tử. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ rằng DeFi vẫn là một công nghệ tương tối mới và có thể đi kèm với rủi ro
- Rủi ro hợp đồng thông minh: hợp đồng thông minh có thể chưa bug hoặc dễ bị tấn công.
- Thiếu quy định: hiện tại không có khung pháp lý nào quản lý các giao thức DeFi, vì vậy thường không có quyền truy cứu pháp lý nếu xảy ra sự cố.
- Rủi ro biến động: như với phần lớn tiền điện tử, tiền điện tử được sử dụng trong DeFi có thể rất biến động.
Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng và cân nhắc rủi ro liên quan trước khi đầu tư vào một dự án tiền điện tử bất kỳ nào, bao gồm nhưng không giới hạn ở các dự án DeFi.
DeFi đang hướng tới đâu?
Mặc dù DeFi là một công nghệ tương đối non trẻ, nhưng nhiều chuyên gia trong ngành đồng ý tiềm năng của nó rất lớn. Trong tương lai gần nhất, khi càng ngày càng nhiều người dùng nhận thức được những lợi thế mà DeFi mang lại, càng nhiều ứng dụng phi tập trung sẽ có thể bắt đầu xuất hiện. Điều này sẽ dẫn dến tăng tính thanh khoản, khả năng tiếp cận tốt hơn, và cải thiện trải nghiệm người dùng trong không gian. Hơn nữa, khi DeFi tiếp tục phát triển, chúng ta có thể thấy sự áp dụng rộng rãi hơn của các tổ chức, tăng sự rõ ràng về quy định cũng như các biện pháp bảo mật tốt hơn.
Kết luận
DeFi đang cách mạng hệ thống tài chính đã được thiết lập bằng cách cung cấp cho người dùng một cách an toàn và tiện dụng hơn để quản lý tiền của họ. Với công nghệ tiên tiến của nó và cơ sở người dùng đang mở rộng nhanh chóng. DeFi sẽ có thể sớm trở thành một phần không thể thiếu của hệ thống tài chính toàn cầu.