Các mô hình biểu đồ cổ điển cho người mới

Các mô hình biểu đồ cổ điển cho người mới
Thời gian đọc là 12 phút
Ngày xuất bản là

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một định nghĩa đơn giản và kỹ lưỡng về các mô hình biểu đồ phổ biến nhất - một thành phần cần thiết trong phân tích kỹ thuật.

Mô hình biểu đồ cổ điển là gì?

Xác định xu hướng của biểu đồ - sức mạnh của nó, cùng với mức hỗ trợ và kháng cự và khu vực có khả năng đảo chiều - là chìa khóa để giao dịch thành công.

Theo thời gian, các nhà phân tích đã chú ý đến các mô hình dẫn đến hành vi biểu đồ: hành động giá cụ thể thường theo sau một động thái xa hơn có liên quan. Bằng cách sử dụng điều này, họ đã kết hợp những đường xu hướng khác nhau và đặt cho chúng những cái tên dễ nhớ. Những cái tên phổ biến nhất và các mô hình đằng sau chúng được gọi là các mô hình biểu đồ cổ điển.

Có thể có các mô hình biểu đồ tăng và giảm: chúng thường phản chiếu lẫn nhau, nên một khi bạn thành thục mô hình biểu đồ tăng, bạn có thể dễ dàng đổi qua giao dịch với biểu đồ giảm.

Mô hình biểu đồ cổ điển hoạt động như thế nào?

Một nhà giao dịch theo dõi biểu đồ đơn giản bằng cách nhìn vào chúng hoặc vẽ thêm các đường và chỉ số giúp họ dự đoán trước hành động giá sắp tới. Mô hình biểu đồ cơ bản là mô hình giao dịch đơn giản nhất giúp cho nhà giao dịch dễ dàng xác định và tính toán - lựa chọn tốt nhất cho người mới.

Sau khi nhà giao dịch xác định được một mô hình cụ thể, họ có thể giả định được những điều sắp sảy ra. Tuy nhiên, điều quan trọng cần chú ý là không có mô hình biểu đồ nào chắc chắn 100% rằng giá sẽ theo đúng hướng.

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu cách xu hướng được xác định bằng cách sử dụng đường xu hướng trước khi phân tích mô hình biểu đồ phổ biến nhất.

Đường xu hướng

Đường xu hướng sử dụng rất đơn giản - nó là một đường mà nhà giao dịch vẽ giữa các điểm trên biểu đồ. Với hai hoặc nhiều điểm hơn, có thể là một đường thẳng hoặc một đường cong và có ý tưởng liệu giá đang hướng đến đâu. Đường xu hướng được vẽ trên và dưới sóng cao và thấp tương ứng và hiển thị quỹ đạo có khả năng sảy ra nhất của giá. Chỉ cần nhìn lướt qua các đường xu hướng, một nhà giao dịch có thể nhanh chóng nắm bắt được hướng và sức mạnh của một xu hướng.

Đây là ví dụ về một đường xu hướng tăng  

image7.png

 Và một đường xu hướng giảm

image8.png

[hình được chụp từ bài viết: https://tabtrader.com/academy/articles/what-is-a-trendline]Nếu bạn là người mới với đường xu hướng, chúng tôi nghiêm túc khuyên bạn lên xem bài viết về chủ đề trên trong học viện TabTrader.

Cờ 

Mô hình này thường thể hiện rằng xu hướng hiện tại sẽ tiếp tục. Nó giống như một lá cờ hoặc một cột cờ và sảy ra sau khi đột ngột đi ngược lại xu hướng, trong đó phần cột là phần di chuyển đột ngột và phần cờ cho thấy sự hợp nhất.

Cờ tăng

Cờ tăng thường xảy ra trong xu hướng tăng, chúng xảy ra sau một đợt tăng đột ngột và thường theo sau bởi nhiều đợt tăng.

image15.png

Cờ giảm

Cờ giảm thường xảy ra trong đợt giảm, nó thường theo một đợt giảm đột ngột và thường được theo sau bởi nhiều đợt giảm.

image14.png

Cờ hiệu

Cờ hiệu là một phiên bản cờ khác, nhưng đường xu hướng được vẽ để hợp nhất các điểm cao nhất và thấp nhất tại khu vực hợp nhất và tạo thành một thứ gần giống hình tam giác. Cờ hiệu cũng đóng vai trò như một chỉ báo rằng xu hướng có thể tiếp tục. Tuy nhiên, chúng không thể được coi là chỉ báo mạnh về những di chuyển sắp tới và cần được diễn giải cụ thể theo bối cảnh xảy ra.

Có ba loại cơ hiệu chính:

Tam giác tăng dần

ascending_triangle_tabtrader_academy_pic.png

Tam giác giảm dần

discending_triangle_tabtrader_academy_pic.png

Tam giác đối xứng

symmetrical_triangle_tabtrader_academy_pic.png

Mẫu nêm

Mô hình này cho thấy khả năng đảo ngược xu hướng sắp tới. Nó xảy ra khi giá liên tục kiểm tra đường xu hướng hình thành bởi đỉnh của nó nhưng tiếp tục bật lại đường xu hướng khác hình thành bởi đáy. Khi hai đường xu hướng này hội tụ theo hình nêm, xu hướng có thể đảo chiều. Mô hình này thường đi kèm với khối lượng thấp, điều này tổng thể cho thấy xu hướng đang dần mất đi sức mạnh.

Nêm tăng

Hoặc cờ hiệu giảm, là tín hiệu của một sự đảo chiều giảm giá sắp tới. Nó xảy ra khi một xu hướng tăng đang mất sức mạnh và khối lượng, trở nên yếu hơn và cho thấy sự phát triển chậm sẽ sớm đảo chiều thành xu hướng giảm.  

rising wedge.png

Nêm rơi

Hay cờ hiệu tăng, là tín hiệu của một sự đảo chiều tăng giá sắp tới. Nó xảy ra khi áp lực bán yếu đi khi người mua tăng lên và sắp chuyển trạng thái sang xu hướng đi lên.

falling wedge.png

Đỉnh kép

Đỉnh kép hiện rõ như hình chữ M. Nó là một mô hình giảm cho thấy rnawfg xu hướng sắp đảo ngược. Thông thường, điều này diễn ra sau khi: giá tăng từ khu vực đánh dấu (1) trong ảnh bên dưới. Nó thành công vượt qua vùng hỗ trợ (vùng 2), kiểm tra mức kháng cự (vùng 3) và thấy sự từ chối (vùng 4). Sau đó tài sản cố gắng vượt qua mức kháng cự một lần nữa (vùng 5), nhưng cũng không thể vượt qua (vùng 6) và đi xuống một lần nữa, hình thành một xu hướng giảm (vùng 7). 

Trong mô hình này, các mức không nhất thiết phải ngang bằng nhau, nó là đủ để chúng gần giống với chữ M.

double_top_wedges_bearish_pattern_tabtrader_academy.png

Đáy kép 

Loại mô hình này là một mô hình đỉnh kép đảo ngược cho thấy xu hướng tăng sắp tới. Nó có hình chữ W và thường diễn ra như sau: Giá thoái lui khỏi khu vực đánh dấu (1) trong ảnh bên dưới. Nó đi xuống mức thấp nhất là vùng kháng cự (vùng2), kiểm tra hỗ trợ (vùng 3) và bật trở lại (vùng 4). Sau đó tài sản cố gắng giảm lại qua vùng kháng cự (vùng 5), nhưng bật lại (vùng 6) và đi lên trên, hình thành một xu hướng tăng (vùng 7). 

Trong mô hình này, như đáy kép, các mức không cần thiết phải ngang bằng nhau nếu chúng giống hoặc ít hơn chữ W và M.

double_bottom_wedges_bearish_pattern_tabtrader_academy.png

Mô hình đầu và vai

Mô hình này cho thấy sự đảo chiều giảm sắp tới. Nó xảy ra khi giá tăng từ khu vực 1 và phá vỡ thành công vùng sau đó được xác định là mức cổ (vùng 2). Sau đó, giá tài sản đạt đến đỉnh đầu tiên (vùng 3), giảm lại xuống mức cổ (vùng 6). Tại điểm này, nó có thể là lúc tốt nhất để bán, mặc dù giá sau đó sẽ tăng và chạm vai thứ hai (vùng 7). Khi giá trở lại mức cổ lần thứ 3 (vùng 8), nó là một chỉ báo rõ ràng rằng xu hướng sẽ đảo ngược thành xu hướng giảm một lúc nào đó (vùng 9).

head_and_shoulders_bearish_pattern_tabtrader_academy.png

Mô hình đầu và vai đảo ngược

Như đã rõ từ tên gọi của nó, mô hình vai đầu vai nghịch đảo là một giản đồ đối lập với mô hình vai đầu vai thông thường và là một dấu hiệu của xu hướng tăng sắp tới. Nó xảy ra khi giá di chuyển xuống từ khu vực 1 và vượt qua mức sau này được gọi là mức cổ (vùng 2). Theo đó, giá tài sản đạt đến đáy đầu tiên (vùng 3), sau đó tăng trở lại một chút về cổ (vùng 4) và thậm chí giảm xuống thấp hơn nữa xuống vùng đầu (vùng 5). Sau đó, giá tài sản bật lên và đi ngược lên cổ (vùng 6), rồi từ từ quay trở lại mức vai. Đây có thể là thời điểm tốt nhất để mua, mặc dù giá đang giảm, vì sau khi nó chạm đến vai thứ hai (vùng 7) và cuối cùng đảo ngược, nó chỉ tăng lên từ đó. Dấu hiệu rõ ràng về sự đảo chiều xu hướng là khi giá chạm mức cổ lần thứ ba (vùng 8); bắt đầu từ đây, nó tiếp tục cao hơn.

inverse_head_and_shoulders_bullish_pattern_tabtrader_academy.png

Mô hình tăng và giảm cổ điển

Tăng Giảm Cả 
Đỉnh kép Đáy kép Cờ
Đầu và vai đảo ngược Đầu và vai Tam giác và cờ hiệu
- - Nêm

 Những mô hình này đều ít nhiều tương đồng nhau ngoại trừ hướng, mô hình nêm giảm đối lập với nêm tăng, đỉnh kép đối lập với đáy kép v.v 

Kết luận

Mô hình biểu đồ là một số những công cụ phân tích kỹ thuật được biết đến nhiều nhất và được sử dụng nhiều nhất được yêu thích bởi cả những người mới và những nhà giao dịch lâu năm. Chúng linh hoạt và đa dạng và có thể được áp dụng với một chút hoặc không có sự hiểu biết về những lý do cơ bản đằng sau sự di chuyển của giá tài sản. Điều đặc biệt quan trọng cần nhớ rằng mô hình biểu đồ cần được sử dụng cẩn thận. Ngay cả nếu bạn chắc chắn về mô hình bạn nhìn thấy trên biểu đồ, bạn vẫn nên sử dụng công cụ quản trị rủi ro để bảo bảm, như lệnh dừng trailling (có trong bài viết khác của TabTrader Academy này).

FAQ về mô hình biểu đồ cổ điển

Mô hình giao dịch là gì?

Mô hình giao dịch hay mô hình biểu đồ là một con số được hình thành bởi sự lựa chọn các điểm giá. Khi một nhà giao dịch vẽ một đường xu hướng theo sau những mức giá này, nó có thể giống một hình như hình tam giác hoặc đầu và vai của con người. Các mẫu biểu đồ là một phần cơ bản của phân tích kỹ thuật và có thể cho biết khi nào xu hướng sắp đảo ngược hoặc liệu hành động giá có tiếp tục di chuyển theo một hướng nhất định hay không.

Cách giao dịch với mô hình biểu đồ?

Mô hình biểu đồ không nhất thiết là một quyển sách giáo khoa. Ví dụ: các vai trong mô hình đầu và vai không nhất thiết phải ở cùng một mức chính xác để hoàn thành mô hình.

Tương tự điều quan trọng cần lưu ý là các mấy biểu đồ không đảm bảo rằng giá sẽ đi theo lộ trình đã định trước.

Mô hình cờ gấu là gì?

Mô hình cờ gấu, còn được gọi là cờ giảm giá, là một mô hình giống như một lá cờ và xảy ra sau một động thái ngược xu hướng ngắn và sắc nét trong đó phần cực là chuyển động và phần cờ cho thấy sự hợp nhất hơn nữa. cờ thường xảy ra trong xu hướng giảm; chúng xảy ra sau một động thái tăng đột ngột và thường được theo sau bởi một đợt trượt dài hơn nữa thành một xu hướng giảm giá.

Bạn muốn bắt đầu giao dịch tiền điện tử?

Thử TabTrader trên điện thoại hoặc WEB!

google-playapp-storeweb-app