Giải thích đường MA hàm mũ (EMA)

Giải thích đường MA hàm mũ (EMA)
TabTrader Team
TabTrader Team
Thời gian đọc là 8 phút
Ngày xuất bản là

Đường EMA được thiết kế để củng cố khái niệm của đường SMA và cung cấp đánh giá chính xác hơn về các động thái giá gần đây. Đọc tiếp để tìm hiểu các EMA hoạt động và cách sử dụng nó để xác định xu hướng.

EMA là gì?

Đường EMA là một chỉ báo kỹ thuật và một đường MA có trọng số. Tương tự như các đường MA khác, EMA biểu thị giá trung bình của một tài sản trong một khoảng thời gian cụ thể. Tuy nhiên, trái ngược với đường SMA, gán trọng số bằng nhau cho tất cả các điểm giá trong khoảng thời gian, EMA đặt tầm quan trọng lớn hơn cho các điểm dữ liệu gần đây. 

Cả EMA và SMA đều là chỉ báo xu hướng. Tuy nhiên, vì EMA phản ứng nhanh hơn với những thay đổi gần đây nên nó có thể nắm bắt xu hướng sớm hơn SMA.

Trong bài viết này, chúng ta thảo luận về top 11 chỉ báo kỹ thuật trong giao dịch tiền điện tử, bao gồm EMA và SMA. Và nếu bạn muốn biết đâu là chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất với người dùng TabTrader, hãy đọc bài viết blog của chúng tôi.

EMA được tính thế nào?

Đây là cách tính EMA.

EMA = (Giá - EMA_trước) * K + EMA_trước, 

Trong đó:

  • K = 2/(n+1) là hằng số làm trơn hàm mũ. 
    n là số khoảng thời gian đã được chọn;
  • Giá là giá hiện tại của tài sản;
  • EMA_trước là giá trị của EMA của khoảng thời gian trước.

Phép tính đầu tiên sử dụng đường SMA thay cho EMA cho khoảng thời gian trước đó (EMA_trước)

Cách sử dụng EMA trong giao dịch?

Đây là những ứng dụng phổ biến nhất của EMA trong giao dịch.

Giao dịch xu hướng

EMA thường được sử dụng để xác định xu hướng và xác định điểm vào và ra cho các giao dịch. Giá vượt qua đường EMA xuống dưới biểu thị khả năng bắt đầu xu hướng giảm, trong khi giá vượt qua đường EMA lên trên thể hiện khả năng bắt đầu một xu hướng tăng.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là chỉ dựa vào các tín hiệu mua và bán của EMA không phải một chiến lược giao dịch hợp lý. Như với bất kỳ chỉ báo kỹ thuật nào khác, EMA hiệu quả nhất khi được sử dụng cùng với các chỉ báo kỹ thuật và hoặc mô hình nến khác. Đọc hướng dẫn của chúng tôi về các biểu đồ mô hình nến phổ biến nhất tại đây.

exponential_moving_average_ema_pic1.jpg

Nguồn: Ứng dụng TabTrader

Trong biểu đồ trên, giá đi xuống dưới đường EMA 50 ngày (màu vàng) biểu thị cho việc bắt đầu một xu hướng giảm.

Các mức hỗ trợ và kháng cự động

EMA và những loại đường MA khác đều có chức năng như là mức hỗ trợ và kháng cự động. Mức hỗ trợ hình thành trong một xu hướng giảm bất cư khi nào giá giảm bị dừng lại bởi sự tập trung của nhưu cầu, trong khi mức kháng cự hình thành trong xu hướng tăng khi tốc độ tăng giá bị dừng lại do sự tập trung của nhưu cầu bán. Trong xu hướng tăng, đường EMA dài hạn (ví dụ: 50 ngày, 100 ngày, hoặc 200 ngày) có thể hoạt động như một đường hỗ trợ và trong xu hướng giảm, nó hoạt động như đường kháng cự.

exponential_moving_average_ema_pic2.jpg

Nguồn: Ứng dụng TabTrader

Trong ví dụ này, đường EMA 50 ngày (màu vàng) đóng vai trò là mức kháng cự động với hành động giá.

EMA giao cắt

Các nhà giao dịch cũng thường sử dụng EMA giao cắt để tạo tín hiệu giao dịch. Đường EMA ngắn hạn vượt cắt đường EMA dài hạn để đi lên được cho là tín hiệu tăng giá, trong khi ngược lại thường được coi là tín hiệu giảm giá. Những điểm giao này cũng thường được gọi là "giao cắt vàng" và "giao cắt tử thần", tương ứng. Xem bài viết của chúng tôi để tìm hiểu tất cả về mô hình biểu đồ giao cắt vàng và giao cắt tử thần.

exponential_moving_average_ema_pic3.jpg

Nguồn: Ứng dụng TabTrader

Trong biểu đồ trên, đường EMA 50 ngày (màu vàng) giao phía trên đường EMA 200 ngày (màu đỏ) là tín hiệu của xu hướng tăng.

Cài đặt tốt nhất cho EMA?

EMA được sử dụng phổ biến trong giao dịch tiền điện tử và forex là các EMA 5,10,12,20,26,50,100 và 200. Nhà giao dịch thường chọn cài đặt EMA dựa trên phong cách giao dịch của họ. Các nhà giao dịch ngắn hạn thích đường EMA 12 và 26 ngày, trong khi 50 và 200 ngày thường được sử dụng bởi các nhà đầu tư dài hạn.

Chỉ báo EMA hoạt động thế nào?

Đường EMA thuộc danh mục chỉ báo xu hướng. Giống như SMA, nó được sử dụng để xác định hướng và sức mạnh của xu hướng thị trường.

Đường EMA và SMA

Cả EMA và SMA đều có điểm mạnh và điểm yếu. Vì đường EMA mang lại nhiều trọng lượng hơn cho dữ liệu giá gần đây, nên việc phản ứng với các biến động đột ngột của thị trường sẽ nhanh hơn SMA. Tuy nhiên, nhà giao dịch sử dụng SMA khi giao dịch theo xu hướng có thể gặp ít biến động giá hơn (biến động giá đột ngột so với xu hướng phổ biến) so với những người sử dụng EMA.

exponential_moving_average_ema_pic4.jpg

Nguồn: Ứng dụng TabTrader

Biểu đồ phía trên cho thấy đường EMA 50 (màu vàng) và SMA 50 (xanh). Chú ý cách EMA phản ứng với biến động giá nhanh hơn.

Hạn chế của EMA

Nhược điểm của việc EMA nhạy cảm hơn với sự thay đổi giá là nó dễ bị tín hiệu sai và bị đánh tới lui. Ngoài ra, giống như đường SMA, EMA là một chỉ báo trễ và do đó, chỉ có thể xác nhận các xu hướng dài hạn chứ không dự đoán được chúng.

FAQ

Điểm khác nhau giữa EMA và SMA ?

Cả SMA và EMA đều đo lường xu hướng theo thời gian. Tuy nhiên, trong khi các đường SMA tính toán giá trị trung bình số học của các điểm dữ liệu trong khoảng thời, thì đường EMA gán trọng số cao hơn cho các điểm dữ liệu gần đây nhất.

Chỉ báo nào hoạt động tốt nhất với EMA?

Nhà giao dịch có thể dễ dàng kết hợp EMA với các chỉ báo giao dịch khác, ví dụ như MACD, RSI và ADX.

Đường EMA tốt là gì?

Lựa chọn cài đặt cho đường EMA phụ thuộc vào chiến lược của nhà giao dịch. Nhà giao dịch ngắn hạn thích EMA 12 hoặc 26, trong khi nhà giao dịch dài hạn sử dụng EMA 50 và 200 rất phổ biến.

Cách phát hiện xu hướng bằng EMA?

Giá vượt qua đường EMA đi xuóng biểu thị khả năng bắt đầu xu hướng giảm, trong khi giá vượt qua đường EMA đi lên biểu thị khả năng bắt đầu xu hướng tăng.

Bạn muốn bắt đầu giao dịch tiền điện tử?

Thử TabTrader trên điện thoại hoặc WEB!

google-playapp-storeweb-app